T5. Th9 21st, 2023
5 1 đánh giá
Article Rating

Phương pháp phân tích kỹ thuật anh em thường sử dụng và có thể nói là nó đang chiếm được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng do nhìn nó rất dễ, trực quan và cũng vì điều này cho nên số đông rất thích sử dụng phương pháp này để phân tích và có nhiều người đang thần thánh hoá nó. Nhưng cụ thể thì Price action là gì và chúng ta hiểu như thế nào về phân tích hành động giá.

Price action (viết tắt là PA) là tên gọi tiếng anh của hành động giá. Đây là phương pháp giao dịch phân tích biểu đồ không dựa trên bất kỳ tin tức hay chỉ báo nào. Mà nó dựa trên biến động giá của 1 tài sản để đưa ra quyết định khi giao dịch. Biến động giá này phản ảnh qua diễn biến trên đồ thị hay là biểu đồ nến, qua đó người ta có thể thêu hoa dệt gấm, vẽ đủ thứ mô hình để mục đích dự đoán xu hướng giá. 

Phương pháp này không có gì phải bàn cãi, thứ mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cách chúng ta hiểu về nó một cách máy móc hay không. Nếu chỉ dựa vào những kiến thức học được trên mạng và sách thì chưa đủ, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái của việc đoán giá thị trường chứ không phải là cảm nhận nữa.

Các mẫu hình, phương pháp xác định các dạng nến đảo chiều trở nên quá thông dụng. Tất cả đều đúng nhưng với điều kiện bạn sẽ phải ngồi canh màn hình chart liên tục thì mới có thể nắm bắt để vào lệnh đúng theo những gì bạn học được. Có nghĩa là về lý thuyết nó không sai, chỉ khác biệt là chúng ta quá máy móc vào đó sẽ dễ dẫn đến việc mất quá nhiều thời gian chỉ để quan sát và canh chart. Điều này sẽ rất lãng phí. 

Bạn có tin không, cho dù bạn có ngồi cả ngày chỉ để canh chart thì bạn cũng sẽ chẳng bao giờ nắm bắt được hết tất cả. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Vì vậy trong bài viết này chúng ta sẽ đi theo một góc nhìn mới về việc ứng dụng Price Action đơn giản và thực tế.

Đầu tiên bạn cần định nghĩa lại hành động giá là gì? là phản ứng của chúng ta khi nhìn thấy chart hiện ra, ví dụ bạn thấy nến tăng mạnh phá vỡ trend kháng cự bạn sẽ có xu hướng cho rằng giá đã xác nhận tăng và tiếp tục xu hướng tăng. Nhưng bạn có nhớ đến các bài về FOMO trước đây, là khi chúng ta nhìn thấy những gì thể hiện trên chart thì tức là đám đông cũng nhìn thấy. Nếu chúng ta vào lệnh khi giá đã có nến tăng vượt qua cản thì tức là vị thế của chúng ta không còn đẹp nữa. Vị thế không đẹp tức là điểm vào không tốt, nó sẽ khiến cho chúng ta mất nhiều chi phí cơ hội hơn.

Vậy bản chất của Price Action là gì? có phải là nhìn nến để đọc tâm lý thị trường đúng không? 

Nhìn nến liên tục bạn có thấy nhiều trap gía hơn không. Hay nói một cách đúng hơn là nếu chúng ta bị đánh lừa bởi những gì chúng ta học được trên mạng tức là dựa vào lịch sử giá để đoán xu hướng thì chúng ta đang phạm sai lầm mà các nhà cái muốn chúng ta thấy.

Ví dụ: 

Trong bức hình này bạn có thấy các nến trên hình là dạng nến giảm xác nhận rất rõ ràng xu hướng đang giảm nhưng tại sao giá lại đảo chiều ngay sau đó trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều trader?

Nhiều khi chúng ta sẽ thấy khi mọi thứ trở nên quá rõ ràng thì nó không còn là cơ hội nữa. Mọi thứ rõ ràng là thời điểm để những người trader ít kinh nghiệm FOMO vào ngay sau khi nó được hình thành. Nếu như chúng ta vào lệnh khi nến được xác nhận như vậy thì vị thế chúng ta vào sẽ không đẹp, nó chỉ thích hợp với việc chúng ta Scala một đoạn ngắn sau khi nến xác nhận. Mà nếu trade như vậy khả năng cao bạn sẽ rơi vào trạng thái cảm xúc tham và dễ vào lệnh không còn kiểm soát, thậm chí bạn sẽ phá vỡ các quy tắc quản lý của mình.

Đây không phải lời khuyên, những trải nghiệm về cảm xúc này tôi nghĩ anh em trader sẽ phải có những lần trải qua, đó là trải nghiệm thực tế mà anh em cần có. 

Điều tôi muốn chia sẻ về góc nhìn mới ở đây chính là cách chúng ta giao dịch. Giao dịch liên tục hay là trading quá nhiều với một phương pháp nào nó đều không phải là yếu tố mang lại kết quả về lâu dài. Anh em có thể hình dung là chúng ta nghĩ rằng vào lệnh càng nhiều thì sẽ càng kiếm được nhiều tiền nhưng có lẽ chúng ta đang nhầm lẫn, Vào quá nhiều lệnh sẽ khiến anh em cảm thấy mệt mỏi hơn, có thể là sẽ cuốn vào thị trường với những phản ứng liên tục của giá. 

Price Action ứng dụng trong trading và đầu tư thực chất là chúng ta quan sát tâm lý thị trường trong một thời điểm chúng ta theo dõi. Hành động giá không chỉ là trên đồ thị mà là chúng ta cần hiểu thêm về đặc tính sản phẩm chúng ta giao dịch. Ví dụ, anh em trade Vàng sẽ thấy giá thường biến động vào những khung giờ phiến Âu và Mỹ, đặc biệt là thời gian chuyển giao phiên là giá thường có các tín hiệu đảo chiều. Do vậy chúng ta cần nắm thêm các đặc tính riêng để dựa vào đó chúng ta đánh giá được nến tại thời điểm đó có đang cho một tín hiệu Price action hay không. 

Thông thường khi anh em quan sát hành động giá anh em sẽ thấy rằng khi tin tức được công bố thì thường trước đó diễn biến thị trường đã phản ảnh được cái kỳ vọng của tin tức đó. Ví dụ vừa mới đây FED thông báo về chính sách tiền tệ, trước đó báo chí liên tục đưa ra các khuyến nghị về lạm phát tăng nên FED sẽ tăng lãi suất sớm, các đồn đoán này đã khiến cho USD tăng liên tục suốt mấy tuần, tức là chúng ta đã đọc được trước đó cái Rumor, giá sẽ chạy theo cái Rumor đó cho nên các phản ứng thị trường sẽ nương theo kỳ vọng đó.

Ý của tôi muốn nói rằng, việc ứng dụng phân tích kỹ thuật, Price action là hoàn toàn đúng nhưng chúng ta cần dành thời gian đọc hiểu về câu chuyện nào đang lead thị trường và đâu là key drive khiến cho thị trường biến động.

Để có thể hiểu được những gì tôi nói ở đây có lẽ sẽ cần sự quan sát và chúng ta sẽ cùng thực hành ở trong những giao dịch hàng ngày. Trong các video chia sẻ sẽ thực tế và đẽ dàng để anh em học hỏi tích luỹ kinh nghiệm hơn.

Bài viết sẽ được update tiếp… continues

Good luck!

Ngọc Hải Pearlie

By admin

"Trading là cả một chuỗi ngày dài học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân"

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x