Sau những chuỗi ngày dài tìm kiếm các phương pháp và thực hành với rất nhiều các phương pháp giao dịch chúng ta sẽ dần tĩnh lại đến nhìn vào phía trong bản thân mình. Đây cũng là phần quan trọng nhất trong cuốn sách Đạo Trading nhắc đến. Là hành trình Hiểu mình.
…
Quá trình tôi trading đã có rất nhiều thời điểm chuỗi thắng kéo dài liên tục và bản thân tôi cho rằng mình đã thật sự tìm ra được phương pháp Trading phù hợp và chính cảm giác đó khiến cho tôi luôn ảo tưởng rằng khi mình nâng vốn và khối lượng giao dịch lên thì vẫn sẽ giữ được chuỗi thành công đó.
Có lẽ nhiều người đã từng nghe nói “trading là trò chơi mà tổng số bằng 0” (trading is a zero-sum game) hay là “tiền chạy từ túi người này sang túi người khác” và những người tham gia thị trường tài chính chẳng qua là giành giật tiền của nhau thôi (*). Theo tôi thì hành vi “giành giật” này đúng mà cũng không đúng.
Tất cả mọi sự việc tồn tại đều có lý do của nó cả. Các thị trường được hình thành xuất phát từ nhu cầu huy động và trao đổi vổn, mua bán hàng hóa, hoán đổi tiền tệ trong xã hội và để chúng có thể hoạt động được thì cần phải có tính thanh khoản, tức là phải mua đi bán lại nhanh chóng. Trading hỗ trợ chức năng này và từ đó hình thành những dòng chảy liên tục, cuốn hút người này vào và đẩy bật người khác ra theo những qui luật vận động đặc thù của nó. Như vậy, khách quan mà nói thì bản thân thị trường chỉ vận động như nó được tạo ra và hầu hết mọi người tham gia trading đều có cùng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận và chịu trách nhiệm với sự tự do lựa chọn của mình.
Nếu nhìn sâu hơn một chút thì thấy có sự khác biệt. Có những cá nhân, tổ chức tham gia thị trường với ưu thế về kinh nghiệm, tiền bạc, mối quan hệ,… chủ động dùng mánh khóe thủ đoạn tung tin đồn, cung cấp số liệu sai lệch, đẩy giá, đè giá, bẫy giá đủ kiểu nhằm giành giật tiền của người khác. Những đối tượng có quyền lực này là “tiêu cực” nhưng cũng là một thành phần không thể thiếu của thị trường (thường gọi là “đội lái”) khác với phần đông nhà đầu tư tham gia thị trường chỉ dựa vào cung cầu thị trường và thông tin nhận định của mình. Đạo Trading
Lý do tôi trích dẫn đoạn trên để lý giải cho các bạn hiểu rằng bản chất của thị trường này là một trò chơi có tổng =0, tức là tiền sẽ chạy từ túi của những người thiếu kiên nhẫn sang những người kiên nhẫn hơn. Vậy điều này có liên quan gì đến việc chúng ta hiểu mình. Tất nhiên là có rồi, điều đầu tiên chúng ta cần hiểu nghề, tức hiểu bản chất công việc mình đang làm. Khi bạn hiểu rõ được mình đang làm gì và những điều khó khăn có thể xảy ra khi các bạn tham gia vào con đường Trading này.
Riêng với bản thân tôi sau những lần thua và cháy tài khoản tôi vẫn cho rằng vấn đề nằm ở phương pháp, nhưng thật sự khi tôi nhìn nhận lại một cách thẳng thắn và trung thực thì phương pháp chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trên con đường chinh phục thị trường tài chính.
Các bạn có khi nào đặt câu hỏi tại sao có những người không học gì mà vẫn trade thắng đều và thậm chí còn kiếm được rất nhiều tiền không? Và tại sao có những người học rất nhiều, kiến thức rất tốt nhưng khi đưa vào thực chiến lại không mang lại hiệu quả? Sẽ có rất nhiều lý do để giải thích cho những điều này, nhưng trong những gì đã trải nghiệm tôi cho rằng thời điểm bạn nhập cuộc và vị thế của bạn sẽ quyết định hướng đi và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.
Vì vậy, trong phần này chúng sẽ cần làm rõ được rốt cuộc thì bản chất thị trường và bản việc chúng ta hiểu mình được giải thích như thế nào?
Hiểu mình, chính là việc bạn hiểu được bản thân bạn đang ở vào vị trí nào. Nếu bạn đang là một người chưa có dư giả về tài chính thì bản chất bạn đến với Trading là for Living. Trading for Living thì bản chất chúng ta đang làm thuê cho chính mình chứ không đơn thuần là tự do như những gì chúng ta lầm tưởng. Bạn có thể phản bác lại quan điểm này nhưng với những gì đã trải nghiệm với thị trường tôi có thể đưa ra các nhận xét rằng nếu bạn vẫn đang trong quá trình đầu khởi nghiệp thì việc bạn tập trung quá nhiều vào Trading không những sẽ tạo ra áp lực cho bạn mà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định khác nữa của bạn.
Còn khi bạn đã thật sự cảm thấy mình trade like a investor thì thật sự chúc mừng bạn đã bước sang một vị thế mới trong Trading. Bạn có thể tưởng tượng rằng một người có trong tay vài tỷ thì việc họ risk vài trăm triệu có thể không phải là vấn đề quá lớn. Do họ đặt họ vào vị trị quá tốt cho nên tôi cho rằng sẽ có những quyết định tốt hơn và chắc chắn sẽ ít chịu sự tác động của cảm xúc hơn.
Vị thế là gì mà tôi rất nhấn mạnh? Điều này rất quan trọng đặc biệt là trong một lệnh giao dịch của các bạn. Vị thế tốt đồng nghĩa với việc cơ hội thắng cao hơn và tâm lý sẽ tốt hơn. Trong những bài sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vị thế trong giao dịch nhé.
Thị trường tài chính đặc biệt là nơi mà những người không hiểu luật chơi là những người sẽ mất tiền nhiều nhất. Vì bản thân họ bước chân vào một nghề mà họ không hiểu nó là gì và quy luật hoạt động của nó thì giống như việc chúng ta đi mà không có địa chỉ, khi không hiểu chúng ta đang đi đâu thì theo các bạn chúng ta có đi đến đích được không?
Khi chúng ta không có kiến thức chúng ta sẽ thường có những quyết định mang tính cảm tính, tức là chúng ta hành xử cảm tính theo những gì chúng ta nghĩ chứ không phải là những điều logic.
Thị trường tài chính là nơi không quan tâm bạn là ai, cũng chả quan tâm bạn như thế nào, do đó việc bạn có thể có nhiều tiền đổ vào thị trường đi chăng nữa nhưng không có phương pháp quản lý rủi ro và không hiểu bản chất thị trường thì theo thời gian số tiền đó sẽ dần vơi đi và thậm chí là sẽ mất hết. Nó còn mất nhanh hơn nữa khi thị trường này sử dụng đòn bẩy cao, nó sẽ khiến cho bạn có những tâm lý mong muốn được gỡ lại những gì đã mất và nôn nóng muốn tìm kiếm lợi nhuận…
Tiếp theo chúng ta sẽ đi sang những phần trọng tâm của “Hiểu Nghề”
…
Good luck!
Ngọc Hải Pearlie
Con đường học hỏi của một người mới vào nghề cần lưu ý các vấn đề sau:
– Không sa đà vào tích lũy kiến thức ngoại trừ những kiến thức cơ bản mang tính nguyên lý; cố gắng giữ tỉnh táo để tránh vướng mắc vào bẫy tư duy, tranh luận vô bổ. Trong quá trình làm việc, người ta thường bị thu hút vào việc học phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản (hoặc kết hợp cả hai) và mỗi khi thất bại thì họ lại tiếp tục đi tìm kiếm thêm kiến thức, phương pháp mới lạ mà ít khi thừa nhận nguyên nhân chính là do vấn đề tâm lý của chính mình.
– Không theo đuổi con đường thiết lập các hệ thống, phương pháp giao dịch, chỉ báo, tham số… một cách cứng nhắc. Phương pháp tạo ra khuôn mẫu và bạn sẽ có khuynh hướng ép thực tại vào cái khuôn mình tạo ra; điều này sẽ giới hạn bạn khi đối diện với thực tế biến hóa liên tục của thị trường.
– Quan sát giá và ghi nhận cẩn thận. Thị trường là người thầy tốt nhất và chính bản thân nó sẽ tiết lộ mọi thứ về hướng đi sắp tới của nó. Mọi dấu hiệu biến đổi đã được ghi lại đầy đủ trên đồ thị và bạn nên học cách phán đoán thị trường dựa trên hành vi của chính nó. Nếu thường xuyên đánh dấu và ghi nhận trên đồ thị một cách kỹ lưỡng, thận trọng như một nhân viên phòng thí nghiệm thì sau một thời gian bạn sẽ phát triển được khả năng quan sát tinh tế và cảm nhận thị trường ngày càng rõ hơn.
– Bỏ tiền vào học thực tế. Sau khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản và đã có những ghi nhận của riêng mình, bạn nên bỏ một số tiền nhỏ vào để học và xem đó là học phí. Bạn sẽ thấy ra được các chướng ngại thực sự trong nghề trading nằm trong chính bản thân bạn. Hãy quan sát chúng. Đây cũng chính là điều mà J.Livermore đã chia sẻ: “Cách duy nhất mà bạn được đào tạo trong thị trường là hãy bỏ tiền vào, theo dõi giao dịch của mình và nghiên cứu các sai lầm”.
Nếu bạn thực sự tin tưởng rằng không cần đến kiến thức cao rộng uyên thâm và chỉ bằng cách làm việc giản đơn trên nền tảng sự quan sát ghi nhận mà vẫn có thể cảm nhận tốt sự vận động của thị trường thì bạn đã may mắn vượt qua giai đoạn đầu, tức là
cái bẫy thu thập kiến thức
NGHỀ CỜ BẠC?
Ít có nghề nào phải hứng chịu nhiều thành kiến xã hội như nghề trading đến thế, trong đó không ít người đánh đồng nó là một hình thức cờ bạc. Điều này cũng có lý khi phần lớn những người mới bước chân vào thị trường bị sức cám dỗ của nó đã hành động thiếu sáng suốt, nếu không muốn nói là mù quáng. Công việc trading và cờ bạc vẫn có ranh giới của nó (dù mong manh) nếu người ta đủ tỉnh táo để nhận ra. Tôi thấy chia sẻ sau đây của Vietcurrency phản ánh rất sinh động quan điểm này: “Newbie (người mới chơi) lúc nào cũng nghĩ đến tiền lời mà ít bao giờ nghỉ đến tiền THUA. Người đi trước sẽ ăn nhiều hơn anh vì họ LIỀU hơn anh. Liều là một trò chơi của cờ bạc. Trading thì khác! Trading là mua bán khi có một cái gì đáng tin. Anh đi đánh bài, anh LUÔN PHẢI đặt tiền trước rồi thì người ta mới chia bài, đúng không? Không có sòng bài nào cho anh coi bài rồi mới kêu anh đi tiền. Đó là 50%. Trong trading, tuy anh không đoán được tương lai và nó cũng giống cờ bạc ở điểm này, nhưng market cho anh thấy bài rồi anh mới đặt tiền. “Thấy bài rồi” là nghĩa gì? Là có nghĩa anh đã thấy signal RỒI anh mới đi tiền. Khi thấy signal rồi thì cuộc chơi không còn 50% nữa. Trading và cờ bạc khác nhau chỉ bao nhiêu đó thôi, và cái kiên nhẫn ngồi chờ signal xuất hiện là một nghệ thuật rất khó làm được. Nó và cutting loss (cắt lỗ) là hai điều kiện tiên quyết của thành công trong trading.”
Về mặt xác suất thì một trader từng trải lâu năm sẽ có khả năng phán đoán xu hướng vận động của thị trường tốt hơn và nhận định của anh ta trở lên chính xác hơn. Lưu ý phân biệt là thị trường chỉ vận động như nó là (luôn luôn đúng) không có xác suất cao thấp gì cả mà xác suất là do khả năng mỗi người chúng ta nhìn nhận thị trường khác nhau. Về mặt tâm lý thì một người giao dịch trong tỉnh thức, tuân thủ tốt những nguyên tắc quản lý rủi ro, hành động một cách chuyên nghiệp, không để cảm xúc chi phối thì công việc trading cũng diễn ra hết sức bình thường, thậm chí là tẻ nhạt do chờ đợi. Trading có trở thành cờ bạc hay không chỉ là bởi thái độ nhận thức của mỗi người mà thôi.