T6. Th12 8th, 2023
5 1 đánh giá
Article Rating

Hiểu mình cũng giống như việc chúng ta biết được đặc điểm tính cách của bản thân phù hợp với điều gì để có những định hướng đúng đắn cho bản thân. Khi chúng ta hiểu mình muốn gì và thế mạnh của bản thân rồi chúng ta mới đi tìm hiểu về nghề nghiệp chúng ta sẽ gắn bó. Bạn sẽ chả có được thành quả nếu không thật sự yêu nghề và tâm huyết với nghề…

Trading về bản chất cũng là một công việc và một nghề như bao nghề khác. Về cơ bản cũng sẽ cần có những quãng thời gian trải nghiệm và học hỏi, quãng đường này có thể là khá dài hoặc ngắn tuỳ thuộc vào những điều kiện khác nhau của bạn. Như ở các phần trước chúng ta hiểu rằng có những người có một vị thế vào thị trường với tâm thế tốt hơn thì về cơ bản họ sẽ cảm thấy trading không phải là một công việc áp lực, nhưng nếu bạn là một người với nhiều nỗi lo về tiền bạc thì vị thế của bạn đã không thật sự tốt rồi do vậy quá trình này sẽ có nhiều khó khăn hơn…

Nghề Trading là một nghề rất đặc biệt, bạn sẽ thấy được bản tính của mình được lột tả rất chân thực trong mỗi lần vào lệnh hay những lần thua cháy tài khoản hoặc ngay cả khi chúng ta có lãi và lãi lớn… Đơn giản là đồng tiền có những ma lực rất lớn mà chúng ta khó có thể vượt qua được.

Khi ban bước vào công việc trading mục đích của bạn là kiếm tiền, nếu ai đó nói mục đích để học hỏi thì thôi dẹp đi, học hỏi là để kiếm tiền thế thôi. Đó là câu trả lời thật lòng và điều tôi muốn nói là chúng ta hãy thật lòng với bản thân để thấy được mình muốn gì nhất. Bước chân vào trading nếu bạn muốn sẽ nhân tài khoản lên 2 lần 3 lần trong 1 ngày hay 1 tuần là điều đơn giản … đối với những tài khoản bé. Các tài khoản nhỏ này muốn Allin x mấy cũng có thể làm được hết nhưng vấn đề là với cách trade như vậy liệu bạn có thể Allin mãi với số vốn lớn hơn được hay không?

Câu trả lời là rất khó và trong trường hợp bạn thua cháy số tiền lớn thì sẽ làm gì để tiếp tục? về bản chất là chúng ta đi kiếm lợi nhuận, ai mà chả ham lợi nhuận lớn. Nhưng lợi nhuận lớn đồng nghĩa với rủi ro cũng sẽ lớn hơn. Chúng ta được dạy trên mạng là hãy chơi có stop loss và chơi quản lý vốn theo % mỗi ngày. Đúng cách làm này hoàn toàn đúng và nó là bài toán của đầu tư rất hiệu quả. Nhưng khi áp dụng vào thực tế trading thì lại rất khó thực hiện được một cách đều đặn và duy trì ổn định được trong thời gian dài là bởi yếu tố mang tính con người. Khó để có thể ép buộc con người vào một cái khuôn khổ của một cái máy được. 

Và hơn hết trading theo phương pháp quản lý vốn sẽ đúng với điều kiện bạn đang quản lý dòng tiền lớn hơn và nguồn quỹ đủ lớn để có thể đảm bảo được tổng lợi nhuận là con số lớn. Nói nôm na là việc trade tài khoản một vài ngàn $ và triệu $ là hoàn toàn khác nhau. Không thể mang tư duy của một người quản lý nguồn quỹ triệu $ vào những người đang quản lý tài khoản nhỏ vài ngàn hay vài trăm $ được. Các bạn khi mang những tư duy này vào cùng với nhau có thể sẽ dẫn đến tình trạng chán nản và áo tưởng về những kỳ vọng hão huyền đó.

Nghề Trading là một công việc rất khó, đòi hỏi chúng ta phải học rất nhiều và hơn hết là phải có được những kỷ luật bản thân tốt thì mới có thể đi bền vững và lâu dài với nghề được. Do vậy, khi bắt đầu tìm hiểu sâu vào công việc trading bạn hãy chắc chắn mình đã sẵn sàng và dành thời gian để tìm hiểu học hỏi…

Trading là một trò chơi của cảm xúc, đúng vậy nó là một trò chơi mà cảm xúc rất quan trọng. Khi vào lệnh nhìn thấy tiền của mình nhảy liên tục trên MT4 thì chắc chắn chúng ta sẽ có những cảm xúc khác nhau. Cảm xúc thay đổi liên tục, khi bạn vào lệnh mà có lãi dương thì chắc chắn tâm trạng sẽ rất hoan hỷ vui mừng, nhưng nếu như bạn vào lệnh âm tâm trạng chắc chắn sẽ có những sự lo lắng bồn chồn và thậm chí khi bạn thua 1 lệnh sẽ cay cú vào thêm nhiều lệnh nữa để gỡ lại và thậm chí lúc đầu óc không còn tỉnh táo bạn sẽ Allin luôn chứ chẳng đùa. 

Những vấn đề trên sẽ là điều mà hầu hết các trader sẽ đều gặp phải, tôi không muốn nói đến tất cả bởi cũng sẽ có những con người đặc biệt hơn nhưng số đông chúng ta thì đều sẽ có những diễn biến tâm lý như trên…

Hãy cố gắng học hỏi và có những trải nghiệm đúng đắn để giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mặt cơ hội. Nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian cho một công việc chưa mang lại kết quả thì sẽ khiến chúng ta mất đi nhiều cơ hội khác mà đó gọi là chi phí cơ hội…

Chúc anh em sớm đạt được mục tiêu hiểu mình và hiểu nghề. Bài tiếp theo sẽ là những diễn biến tâm lý mà mỗi trader sẽ phải vượt qua trong các chu kỳ của thị trường.

Happy trading!

Ngọc Hải Pearlie

By admin

"Trading là cả một chuỗi ngày dài học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân"

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hai Dinh
Hai Dinh
Khách
Tháng Mười Một 12, 2021 3:15 chiều

“Anh không bao giờ bỏ nó đi được, chỉ ráng kềm nó thôi. Mà muốn được như thế anh phải tự biết mình. Anh phải tự học về những cái thua và thắng của mình. Học đến lúc anh sẽ phân biệt được TẠI SAO anh thắng, và tại sao anh thua? Trong trò chơi này dĩ nhiên có nhiều việc ngoài tầm kiếm soát của chúng ta, nhưng những gì chúng ta làm được thì nên làm. Còn chuyện hên xui thì không tính được rồi. Việc đầu tiên của việc trading là viết nhật ký. Anh viết về lối phân tích của anh TRƯỚC và SAU khi anh mua bán. Anh cứ làm như thế mỗi lần mua bán. Dần dần anh sẽ thấy được cái hay và cái dở của chính mình. Anh sẽ thấy anh “nhát” đến đâu, và anh cũng sẽ thấy anh “dở” đến đâu. Thị trường chỉ có 3 hướng đi chính. LÊN, XUỐNG, và Đi Ngang. 2 trong 3 hướng đi đó sẽ làm anh từ Huề cho đến Thắng. Thế nhưng người vào cuộc chơi lại thua nhiều hơn thắng. Tôi không biết anh ở market nào, currency hay stocks. Nhưng nếu bên currency thì là từ 80-90% là thua. Câu hỏi được đặt ra là với 2/3 (66%) dựa theo hướng đi của market là từ huề cho đến thắng, vậy thì con số 80-90% thua trong market này là vì ai? Vì anh hay là vì market? Anh trade lâu thì anh sẽ thấy rõ cái tánh của mình thêm. Rất nhiều người thua, trong đó có tôi, không biết tại sao mình thua. Việc đầu tiên trong việc thắng thua là đổ lỗi cho người khác, cho market. Ít ai chịu đi tìm về lỗi của mình. Khi thấy được cái “dở” của mình thì lúc đó anh mới tiến được.Đến một lúc nào đó khi nhìn chart formation là anh nhớ đến lỗi xưa. Khi thấy được cái này thì cái thua sẽ giảm dần đi, và từ từ anh sẽ gỡ lại số tiền đã thua. Financial trading là thế đó. Chứ không phải ai có phép tắc gì để thấy được tương lai. George Soros, người hùng của currency trading, thành công trong nghiệp trade không phải vì ông ta có một system trade hoài không thua, nhưng ông ta có một cái nhân sinh quan khác người. Ông ta suy luận về con người, về phản ứng của nó trong những trường hợp khác nhau. Áp dụng lý thuyết này vào trading, Soros làm chủ thiên hạ. Bởi vậy cho nên trading thật ra là một mind game. Mind game là vì người chơi với người, chớ không phải người chơi với máy. Người với người thì làm sao anh đoán được, đúng hông? Anh có bao giờ yêu chưa? Có nghe câu thơ “đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn” hông? Đó cũng là a mind game. Trading cũng thế. Trong tình yêu thì có thương và hận; trong trading thì có FEAR & GREED. Và anh sẽ bị hai cực điểm này trì kéo cho đến khi anh hiểu mình để không bị chi phối nữa. Thì lúc đó sát xuất thắng của anh sẽ cao hơn hiện tại.” – VietCurrency

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x