T5. Th6 8th, 2023
3.3 3 đánh giá
Article Rating

Quản trị rủi ro…

hiểu rộng ra thì là quản trị dòng tiền, tính toán và phân bổ hợp lý cho những dự án kinh doanh và đầu tư. Trong Trading thì đó lại là phương pháp giúp bảo vệ dòng vốn hiện tại trước những biến động của thị trường.

Trong suốt nhiều năm nghiên cứu thị trường và trải nghiệm với các cung bậc cảm xúc trong Trading, tôi nhận thấy rằng việc có cho mình một phương pháp tuân thủ kỷ luật là điều rất quan trọng và đặc biệt cần thiết đối với một trader nói riêng và suy rộng ra thì là một nhà quản trị doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro trong Trading là việc chúng ta xác định được mức thua lỗ và hạn mức thua lỗ cho các giao dịch. Nếu không có các hạn mức này chúng ta sẽ rơi vào trạng thái cảm xúc tiếc nuối và không chấp nhận sai của cá nhân khi đã có trạng thái giao dịch.

Hạn mức rủi ro được hiểu thế nào?

Đó là con số cụ thể về số tiền mà chúng ta chấp nhận cho một giao dịch, nếu bạn đưa ra con số cụ thể và tuân thủ mức này thì về mặt quản trị rủi ro là bạn đã có một phương pháp rõ ràng để bảo vệ tài khoản

Trong phần này chúng ta chưa bàn tới việc phân tích như thế nào để ra được chiến lược hay phương án giao dịch. Nhưng suy cho cùng, bất cứ phân tích nào cũng đều là xác xuất, và do đó vẫn có những sai số nhất định cũng như những tin tức bất ngờ trên thị trường có thể khiến giá đảo chiều hoặc biến động mạnh ngoài khả năng dự đoán của con người.

Chính vì những điều này cho nên quản trị rủi ro sẽ rất cần thiết, và xuyên suốt chúng ta nhắc đến hạn mức rủi ro. Vậy nếu chạm hạn mức lỗ thì sẽ làm gì

Trong một phương án quản trị rủi ro chúng ta đều cần tính toán đến số tiền và tỷ lệ % vốn. Ắt hẳn các bạn đều biết nếu thua lỗ 50% tài khoản tức là phải lãi lại 100% số vốn hiện tại mới có thể hòa vốn. Tức là tỷ lệ lúc này đã thay đổi và khó khăn hơn rất nhiều để quay trở lại mức ban đầu

Thường bản tính con người luôn nôn nóng gỡ lại số đã mất, càng nhanh càng tốt. Tâm lý này cũng là nguyên nhân khiến cho chúng ta mất kiểm soát và có thể dẫn đến những sai lầm trong việc quản trị rủi ro.

Giả sử thua lỗ 5% tài khoản cho lần giao dịch đầu tiên, số vốn còn lại vẫn còn đủ để chúng ta thực hiện các giao dịch khác với khả năng sẽ thắng để hoàn vốn. Nhưng nếu chúng ta thua lỗ với mức 30-50% tài khoản thì việc phá vỡ quy tắc để duy trì là rất khó. Có nghĩa là bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái buông xuôi, lúc này sẽ vào lệnh với khối lượng không kiểm soát, và cũng không còn phân tích và quản trị rủi ro đúng với kế hoạch ban đầu nữa.

Và lúc này việc cháy tài khoản sẽ rất dễ xảy ra. Hiếm có trường hợp sẽ có thể thành công gỡ lại số lỗ, và nếu có đạt được những lần như vậy thì cũng không phải là lúc nào cũng sẽ gặp may mắn.

Quản trị rủi ro theo hạn mức sẽ có những ưu điểm

Với tỷ lệ R/R là 1/2 tức là nếu thắng một giao dịch thì sẽ đạt được mức lợi nhuận bằng 2 lần số tiền chấp nhận thua lỗ. Vậy nếu chúng ta bình tĩnh phân tích thì xác xuất đạt được tỷ lệ thắng 60% tức là đạt vượt qua được mức kỳ vọng và lợi nhuận mang lại chắc chắn sẽ đạt mức % tốt hàng tháng.

Về bản chất thì quản trị rủi ro theo hạn mức sẽ là cách tối ưu để hạn chế các thua lỗ cũng như đảm bảo được một trạng thái cảm xúc tốt nhất cho các giao dịch tiếp theo. 

Khi vào lệnh luôn nhớ đặt chặn lỗ cũng như đặt mức chốt lời kỳ vọng. Con số cụ thể này đảm bảo được rằng chúng ta sẽ không bị cảm xúc chi phối quá nhiều.

Để làm được vậy, sẽ cần tính toán và mức chấp nhận rủi ro phải là mức theo khẩu vị rủi ro của chúng ta đã đặt ra ban đầu. 

Kết luận:

Quản lý rủi ro theo hạn mức chấp nhận ban đầu là phương pháp giúp đảm bảo số vốn đầu tư sẽ được kiểm soát, và việc chúng ta đặt chặn lỗ, chốt lời theo mức cố định theo hạn mức và tỷ lệ R/R đã đặt ra chính là cách để giúp tâm lý được thoải mái, không còn tình trạng bị chi phối quá nhiều bởi diễn biến của thị trường. Về mặt tâm lý học thì đây sẽ là cách để quản lý thời gian cũng như các công việc một cách tối ưu nhất.

 

Ngọc Hải Pearlie

By admin

"Trading là cả một chuỗi ngày dài học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân"

3.3 3 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x