T6. Th12 8th, 2023
5 1 đánh giá
Article Rating

Ở bài viết đầu tiên về series các bài về Phân tích kỹ thuật nền tảng chúng ta hiểu được những kiến thức đơn giản nhất để đọc nến, là những dạng nến đảo chiều thông dụng nhất, dễ hình dung nhất cho tất cả mọi người có thể ứng dụng. Vậy thì tiếp theo đó chúng ra sẽ cần phải tìm hiểu thêm về Trendline và ứng dụng của đường trendline vào việc xác định xu hướng của thị trường.

Nến về cơ bản được vẽ ra từ những giao dịch mua và bán trong cùng thời điểm của chúng ta, tuỳ theo khung thời gian chúng ta lựa chọn, ví dụ là Daily thì trong ngày dài 24h đó thị trường sẽ biến động liên tục và rất nhiều giao dịch mua và bán được thanh khoản tạo ra sự dịch chuyển của giá trong ngày. Khi chúng ta đưa nó về khung H1 thì sẽ bao gồm 24 cây nến để tạo thành một thân nến Daily. Và cũng chính vì chúng ta theo dõi khung nhỏ hơn sẽ nhìn ra được diễn biến của thị trường trong 1 ngày diễn ra như thế nào. Có thể giá sẽ tăng trước rồi giảm vào cuối phiên hoặc ngược lại nhưng đóng phiên vẫn là một thân nến Daily giống hệt nhau. Vậy thì các trường hợp này sẽ cho chúng ta thấy được tâm lý thay đổi theo các chiều hướng hoàn toàn khác nhau.

Hàm ý là nếu trong khung H1 các bạn thấy giá tăng trước rồi giảm sau vào cuối ngày đóng nến Daily là nến xanh, và một trường hợp là giá giảm nhẹ rồi đảo chiều tăng và sau đó giảm lại đóng thân nến Daily giảm giống trường hợp đầu tiên nhưng ở trường hợp thứ 2 này chúng ta có thể thấy tâm lý thị trường có nhiều sự nhiêu loạn hơn. thị trường đảo chiều nhiều lần cho thấy tâm lý chung vẫn chưa định hình được xu hướng và cuối ngày người ta có xu hướng đóng các trạng thái mua do vậy giá sẽ giảm lại…

Vậy thì nếu chỉ dựa vào các mẫu nến cơ bản chúng ta sẽ rất khó định hình được xu hướng thị trường và tâm lý thị trường. Cho nên chúng ta sẽ cần tìm hiểu thêm về xu hướng và cách xác định xu hướng bằng Trendline.

Trên internet các bạn có thể tìm thấy vô số bài viết và sách viết về Trendline. Vậy nên về mặt lý thuyết tôi sẽ không đề cập lại quá nhiều. Điều cốt lõi các bạn cần hình dung là Trendline vốn dĩ nó chỉ là 1 cái đường thẳng bình thường dùng để nối các đỉnh và đáy thôi, chả có gì là cao siêu ở đây hết.

Điểm đặc biệt là cách chúng ta quan sát đồ thị và ứng dụng nó vào thực tế, để đơn giản các bạn hình dung trên một đồ thị bình thường nhưng sẽ có rất nhiều đường trendline được kẻ ra và mỗi người sẽ lại có một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Nó không đúng và cũng không sai. Chỉ là người vẽ ra hiểu được gì về cái mình vẽ ra mà thôi.

Trên hình là biểu đồ Daily Vàng hiện tại. Trendline phía trên cùng là đường kháng cự giá và trendline dưới hỗ trợ giá. Trong bức tranh này các bạn hình dung giá đang chịu sự chi phối của 2 đường trendline. Hiện tại giá đang đi ngang trong biên độ chính là khoảng giữa 2 đường trendline kia. Vậy thì trên lý thuyết bây giờ là thời điểm volume mua sẽ giảm và có thể có một bộ phận trader sẽ bắt đỉnh sell xuống.

Vậy bản chất trendline chính là để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ của giá tại thời điểm chúng ta muốn định hướng cho xu hướng và dùng để kết hợp thêm định hình cho bức tranh mà chúng ta đang muốn xác nhận. Ví dụ bạn đang muốn mua Vàng lên nhưng khi thấy trendline này chúng ta sẽ cần thận trọng, có thể giá vẫn còn dư địa tăng nhưng để xác nhận xu hướng tăng mạnh giá sẽ phải vượt qua được đường trendline kháng cự phía trên hình kia.

Tương tự các bạn có để ý ngày mà Vàng rút chân lên sau hôm báo cáo lao động được công bố và giá chạm đúng vùng trendline hỗ trợ phía dưới chứ. Đó là vùng hỗ trợ rất vững mà trước đó đã nhiều lần giá không thể breakout xuống, do đó chúng ta sẽ nhìn vào trendline để đánh giá được đó là vùng hỗ trợ rất quan trọng, khi giá đang ở gần với mức hỗ trợ này thì chúng ta hạn chế các giao dịch sell xuống và cân nhắc chờ xác nhận nến để mua lên.

Đấy là lý thuyết cơ bản về trendline nhưng khi áp dụng thực tế chúng ta sẽ thường có sự chi phối của cảm xúc cá nhân. Ví dụ chúng ta bias vào thị trường sẽ tăng nhưng trendline hỗ trợ thì phá vỡ rồi, vậy chúng ta bảo thủ theo những điều trên là chúng ta đang đi ngược lại với những gì mà thị trường đang gửi thông tin đến chúng ta.

Tôi đã từng rất nhiều lần rơi vào trường hợp này khi mà những cố chấp của bản thân hoặc đang có trạng thái lệnh thì lúc này tôi sẽ đi tìm các phân tích để đánh lừa bản thân rằng những đường hỗ trợ và kháng cự trên vẫn còn giá trị và khiến tôi cố gắng tìm kiếm thêm các thông tin để biện hộ cho những phân tích của mình.

Cuối cùng việc chúng ta ứng dụng trendline vào thực tế sẽ cần rất nhiều những lần trải nghiệm và vẽ, các bạn sẽ thấy được tại sao lại vẽ ở điểm này mà không phải điểm kia, hay tại sao đường trendline này thì có giá trị nhưng đường khác thì lại không…

Các phần tiếp theo sẽ kết hợp để có những bức tranh dễ hình dung hơn…

Happy trading!

Ngọc Hải Pearlie

By admin

"Trading là cả một chuỗi ngày dài học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân"

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x