Phân tích kỹ thuật là điều không thể thiếu mà bất cứ trader nào cũng sẽ cần khi chúng ta muốn phân tích một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Và cũng chính vì lý do mà ai cũng cần nên có rất nhiều công cụ indicator, phương pháp phân tích kỹ thuật…
Vậy đứng trước rất nhiều thông tin như vậy được tiếp cận hàng ngày thì chúng ta sẽ làm gì để có thể lựa chọn ra được phương pháp tốt nhất và phù hợp?
Bản thân tôi khi mới bắt đầu tìm hiểu thị trường cũng đã từng trải qua một giai đoạn này rất lâu, kéo dài 3-4 năm trời và tôi luôn có một niềm tin kiến thức mình học được rất chuẩn, rất tốt và nó đủ sức giúp mình có thể chiến thắng được thị trường. Và tôi nghĩ rằng không chỉ tôi mà rất nhiều anh em mới bước chân vào thị trường đều nghĩ như vậy và chính niềm tin này đã hướng chúng ta đến với việc đi tìm rất nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật.
Triết lý trong Phân tích kỹ thuật chỉ ra 3 yếu tố chính:
- Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ
- Giá chuyển động theo xu hướng
- Lịch sử lập lại
Đây là 3 khái niệm nền tảng trong phân tích kỹ thuật, và thật sự khi các bạn nhìn lại chúng ta thấy rằng bản chất thị trường là một chuỗi những chu kỳ biến động. Các chu kỳ này được chúng ta học trong lý thuyết nền tảng là Lý thuyết DOW mà hầu hết anh em nào mới tìm hiểu đều sẽ được học. Vậy bản chất Phân tích kỹ thuật là gì?
Đơn giản là chúng ta đi tiên đoán tương lai dựa vào những gì đã diễn ra trong quá khứ dựa vào 3 nền tảng cơ bản ở trên. Khi chúng ta tìm hiểu sâu vào sẽ ra rất nhiều phương pháp mà trong đó phần lớn được xây dựng lên bằng các sự tích luỹ kiến thức và thay đổi các công cụ của nhiều người trader hình thành nên.
Anh em có thể hình dung đơn giản rằng giả sử anh em đang thấy rằng các chỉ báo MA rất hiệu quả và nó cho biết xu hướng thị trường, trong khi đó có nhiều anh em khác lại cho rằng các đường trendline hay các mô hình giá mới là thứ phản ảnh và thể hiện xu hướng rõ ràng nhất, do vậy khi suy nghĩ của chúng ta khác sẽ hình thành nên nhiều quan điểm khác nhau dù rằng chúng ta đều đang phẩn tích chung một sản phẩm và cùng một khung thời gian như nhau.
Và chính điều này tạo nên các giao dịch mua và bán trên thị trường vì đơn giản chúng ta không thể nào biết những người anh em khác đang nghĩ gì và hành động như thế nào trên cùng một thời điểm của thị trường.
Trên hình là quy luật sóng Wyckoff mà anh em theo học phân tích kỹ thuật có thể tìm hiểu:
Vậy thì chúng ta áp dụng phân tích kỹ thuật như thế nào cho đúng?
(nếu tôi có được năng lực thần thông này thì chắc chắn tôi đã lấy hết tiền của markets rồi)
Chính vì không thể nào đoán biết được suy nghĩ của số đông và của tất cả mọi người đang tham gia vào thị trường cho nên chúng ta sẽ chỉ còn 1 cách duy nhất là tìm cách hiểu bản thân mình, khắc chế được lòng tham và nỗi sợ trong bản thân chúng ta trước tiên. Tiếp đến chúng ta nhìn vào diễn biến thị trường sẽ nhận ra rằng bức tranh hiện ra trước mắt chúng ta sẽ trở nên đơn giản hơn, hay nói cách khác là khi chúng ta thật sự hiểu bản thân mình đi tìm điều gì trong trading thì sẽ thấy rằng đôi khi chỉ cần một cái biểu đồ đơn giản nhất cũng đủ để giúp chúng ta tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường này rồi.
Vậy đến đây các bạn có thật sự cần những indicator nữa hay không?
Tất nhiên chúng đều quan trọng, nếu chúng ta sử dụng thành thạo và hiểu rõ bộ công cụ chỉ báo này. Hay chính xác hơn các bạn đã tin tưởng dùng cái gì hãy chuyên tâm và học thật sâu vào bộ công cụ đó. Tôi tin rằng các bạn sẽ nhận ra những điều hay và dở của chính bộ công cụ đó mà tìm ra hướng khắc phục các thiếu sót của chúng. Khi làm được điều này bạn sẽ thấy rằng chúng đều rất đơn giản, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản khi chúng ta hiểu rõ về chúng.
Tôi sẽ lấy các ví dụ về Phân tích kỹ thuật cơ bản nhất mà anh em sẽ gặp.
Anh em có công nhận đường trendline trên đồ thị là đường hỗ trợ giá tăng và giá liên tục tăng sau khi chạm vào trendline này. Tuy nhiên sau khi giá phá vỡ thì giờ chức năng của nó thay đổi trở thành một đường kháng cự cho xu hướng giảm. Nhưng ở phía dưới chúng ta có các vùng hỗ trợ và kháng cự được vẽ theo dạng cung cầu giá. (nếu bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn hãy tìm đọc các tài liệu về Supply – Demand).
Các vùng giá này ngay lập tức có phản ứng điều chỉnh. Hay nói cách khác không chỉ chúng ta mà hầu hết các trader đều nhìn thấy những vùng giá này và phản ứng của phần lớn sẽ là Close trạng thái ở những vùng giá này, khi các trạng thái được tất toán thì đồng nghĩa rằng sẽ có những trạng thái ngược lại được kích hoạt. Nói cách khác rằng nguyên lý hoạt động của thị trường này chính là thanh khoản được tạo ra khi chúng ta thực hiện các hành động mua và bán đồng thời ở các vùng nhạy cảm, các cùng mà phần lớn trader đều nhận thấy.
Nếu trong trường hợp trên các bạn sẽ vào lệnh Buy chứ? tôi dám chắc 90% là sẽ không dám vào lệnh mua mà phần lớn các lệnh mua đều đã được đóng ở vùng giá chạm trendline, hiện tại đang sẽ có một lượng lớn trader nghĩ rằng đã đạt đến điểm Bán và thực hiện các trạng thái Sell ngay.
Như vậy bản chất thực sự của phân tích kỹ thuật chính là chúng ta đang dựa vào những gì diễn ra trong quá khứ để đưa ra các phán đoán về tương lai, và điều nào diễn ra nhiều nhất hay là nhiều trader đều nhìn ra được nhất thì giá sẽ phản ứng ở những vùng đó. Vậy điều chúng ta cần làm có thể sẽ đơn giản hơn rất nhiều rằng có thể những kiến thức đơn giản nhất mà chúng ta được học lại là những kiến thức tốt nhất…
Good luck!
Ngọc Hải Pearlie
[…] Trong bài viết trước tôi đã nêu ra để chúng ta hình dung được Phân tích Kỹ thuật bao gồm 3 yếu tố chính cấu thành nên mindset đó là: […]