Trước khi đi vào tìm hiểu bản chất của Lý thuyết Dow, chúng ta sẽ cần hiểu chắc về bản chất của thị trường tài chính nói chung. Lý thuyết về chu kỳ thị trường nói chung… Những điều này các bạn có thể tự tìm hiểu ở những tài liệu khác.
Về cơ bản lý thuyết Dow là nền tảng cho các phương pháp phân tích tâm lý thị trường mà ngày nay rất nhiều người vẫn ứng dụng, chỉ có điều chúng ta đang hiểu sai bản chất. Lý thuyết sóng trên mặt nghĩa đen nó là PTKT, tức là dựa vào những gì phản ảnh trên chart để dự đoán xu hướng theo mô hình lỹ thuyết sóng.
Thế nhưng chúng ta đang thiếu đi việc đọc hiểu diên biến tâm lý của thị trường, tâm lý của chính bản thân chúng ta trong cái đồ thị đó.
Bạn biết thị trường tài chính là tổng hợp của rất nhiều các giao dịch và thoả thuận mua bán giữa các cá nhân và tổ chức với nhau. Những thoả thuận này hình thành dựa trên sự thuận mua vừa bán. Khi bạn muốn mua một sản phẩm, mã cổ phiếu hay đồng coin nào đó thì bạn luôn có mong muốn rằng giá sẽ tăng trong tương lai, và bạn sẽ dựa vào những phản ứng giá trên thị trường để dự đoán rằng sau khi bạn mua xong thì rất nhiều người khác cũng sẽ mua và sẵn sàng trả giá cao hơn bạn.
Những kỳ vọng này sẽ càng ngày càng được gia tăng khi các tin tức tốt liên tục được đưa ra, mục đích của những tin tức như thế này để bạn tin rằng tiềm năng tăng giá là rất lớn và khi truyền thông đã đưa những tin tức này ra thì có nghĩa là các nhà tạo lập muốn càng nhiều người biết về sự tăng giá của cổ phiếu, đồng coin đó càng nhiều càng tốt. Những tin này sẽ khiến cho những người đang mua được giá tốt cảm thấy hưng phấn và không ít trong số họ sẽ mang đi chia sẻ để nhiều người chưa nắm giữ cổ phiếu và đồng coin đó cảm thấy nuối tiếc.
Lúc này phần đông những người thiếu kiến thức sẽ mua vào và họ sẵn sàng chấp nhận mua với giá cao hơn và thậm chí cao hơn rất nhiều.
Đấy là nguyên lý hình thành nên lý thuyết sóng Elliot và là bản chất của thị trường tài chính.
Trong bức hình này các bạn có hình dung được những điều mà tôi nói ở trên?
Các bạn có thấy bước đầu của một chu kỳ tăng giá sẽ tăng rất chậm, lúc này rất ít tin tức tích cực và cũng rất ít người biết đến. Về cơ bản khi giá đang ở giai đoạn đầu của một chu kỳ tăng thì có ít người biết đến cho nên người ta sẽ trả giá nhiều hơn và đôi khi những người nắm giữ cổ phiếu sẽ không dủ kiên nhẫn để chờ đợi hoặc về cơ bản người ta không hiểu được bản chất cũng như hiểu rõ được lộ trình và tiềm năng của dự án, cổ phiếu mà họ đang nắm giữ cho nên người ta sẽ sẵn sàng bán đi với mức giá rẻ hoặc chấp nhận bị trả giá thấp hơn…
Thật sự rằng việc nắm giữ trong một khoảng thời gian đủ lâu sẽ tương đối khó bởi sẽ khiến cho dòng tiền của bạn nằm yên một chỗ, mà trong thế giới này thì số lượng người thiếu kiên nhẫn rất nhiều.
Chẳng có ai muốn làm giàu chậm hết, tin tôi đi. Tôi cũng là một trong số đó, trong những năm đầu tìm đến trading tôi vào rất nhiều lệnh ngắn hạn thậm chí là Scalp vì tin rằng càng vào nhiều lệnh sẽ càng gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng. Nhưng tôi nhầm, càng vào nhiều lệnh sẽ càng tốn chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì bản chất con người có tư duy, nghĩa là hành động sẽ có những lúc cảm tính. Do vậy càng vào lệnh nhiều tôi càng bị cuốn vào thị trường, số lệnh sai của tôi càng nhiều hơn.
Cuối cùng là không những không giúp kiếm tiền nhanh mà còn khiến cho tài khoản thua lỗ nhanh hơn.
Vậy thì bản chất thật sự của trò chơi trading là gì? Nó đơn giản là bạn đang bị chính cảm xúc mong muốn kiếm tiền nhanh của bạn đánh lừa.
Ở giai đoạn bùng nổ của một mã cố phiếu hay đồng coin tức là giai đoạn mà rất nhiều người đã biết đến nó về khả năng sinh lời của nó. Bạn lên các diễn đàn bạn sẽ thấy người ta show rất nhiều lệnh lãi hoặc truyền tai nhau các tin tức rất tích cực của thị trường… lúc này bạn sẽ thấy ai cũng kể về nó, ngay cả những người chưa bao giờ tìm hiểu về thị trường cũng bỏ tiền vào theo lời người khác. Khi này bạn sẽ thấy những người này họ sẵn sàng trả bất cứ giá nào dù giá đang rất cao để mong muốn kiếm lợi nhuận thật nhanh. Tôi dám cá với bạn những người này không có đủ sự tự tin lẫn kiên nhẫn chờ giá tăng để có thể đạt được lợi nhuận theo kỳ vọng đâu.
Ban đầu họ mua ở giá 10$ và đặt kỳ vọng sẽ chốt lời giá 20$ 30$ nhưng tôi dám cá với bạn giá tăng lên 12 13$ và điều chỉnh nhẹ một chút là họ đã cuống lên thoát lệnh vì tâm lý sợ mất lợi nhuận. Ai cũng vậy, sẽ đều có sự nuối tiếc khi số tiền của mình giảm dần.
Lúc này người ta có thể bán ngay giá 11$ và sau đó khi thị trường tăng lên 14 15$ họ sẽ lại tiếc và FOMO vào, họ sẽ mua lại với giá cao hơn vì lúc này bản năng con người là tiếc nuối rằng giá mà tôi còn giữ lại lệnh 10$ thì có phải bây giờ đã lãi được 50% rồi không nào…
Sự tiếc nuối này sẽ khiến họ lao vào thị trường trở lại với giá cao hơn và quay lại với vòng lặp này thêm nữa cho đến khi người ta vào với mức giá cao nhất và lúc này bạn có tin không rất nhiều tin tức không tốt sẽ được đưa ra. Những người nào đã mua ở giá đỉnh sẽ hoảng loạn vì thấy số tiền của họ giảm đi nhanh chóng. Người ta sẽ dẫm đạp lên nhau để bán tháo, mà muốn bán được nhanh thì buộc phải bán với giá thấp hơn những người khác thì mới có thể khớp được lệnh. Tâm lý chung tất cả đều muốn bạn nhanh do vậy ai cũng sẽ bán với mức giá thấp hơn, điều này tạo ra khung cảnh hoảng loạn, giá trị của cổ phiếu và đồng coin sẽ lao dốc rất nhanh.
Đây chính là bản chất tâm lý đám đông mà nếu như bạn không nắm được nó bạn sẽ trở thành người đi sau và chắc chắn bạn sẽ bị cảm giác FOMO.
Bài viết này tôi không nhắc quá chi tiết về Lý thuyết Dow là gì vì cơ bản những kiến thức mang tính học thuật này các bạn tìm kiếm rất dễ dàng. Điều quan trọng nhất mà tôi nhắc đến là sự trải nghiệm của bạn, là những điều mà bản thân các bạn chắc chắn sẽ trải qua trong quá trình giao dịch.
Bạn sẽ chỉ thực sự an nhiên khi bạn tham gia thị trường với số vốn chấp nhận được và hài lòng với những gì mình có được trong quá trình giao dịch. Hãy tham gia thị trường với một tâm thái tốt nhất, an nhiên trong hiện tại và đừng bao giờ Allin toàn bộ tiền của mình vào một thứ gì đó cũng như đừng vay mượn và dùng đòn bẩy quá lớn với khả năng của bạn hiện tại thì bạn sẽ an nhiên và hạnh phúc với những khoản đầu tư của mình.
Trong đầu tư tài chính, giữ được tiền đã là thành công, bảo toàn vốn trước khi nghĩ đến việc sẽ làm giàu. Còn tiền là còn tất cả, nếu bạn hết tiền bạn sẽ không thể chiến đấu tiếp và đảm bảo rằng khi đó sự nôn nóng kiếm tiền sẽ giết chết bạn nhanh hơn đó…
Good luck!
Ngọc Hải Pearlie
Lý thuyết Dow là một trong những phương pháp về giao dịch được phát triển bởi cụ Charles Dow – cha đẻ của trường phái phân tích kỹ thuật. Cho đến ngày nay, lý thuyết Dow vẫn là nền tảng của mọi phương pháp phân tích kỹ thuật.
Nhưng không ít người nghĩ rằng lý thuyết Dow chắc là rất cao siêu hoặc rất khô khan đến nỗi không thể nuốt nổi. Có lẽ rằng lý thuyết cũng chỉ là lý thuyết, nó chỉ dành cho các nhà học thuật mà thôi, trader thì cần gì quan tâm đến lý thuyết này, lý thuyết nọ, chỉ cần cái gì mà đặt lệnh là ăn được tiền ngay là ổn thôi. Nếu một trader vẫn còn giữ tư duy đó chắc chắc họ sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài trên thị trường.
Hơn nữa, lý thuyết Dow không đơn thuần là một lý thuyết khô khan. Đây là lý thuyết mà khi bạn đọc vào tôi tin chắc nó sẽ thay đổi tư duy, thái độ và cách giao dịch của bạn cũng như hướng bạn vào con đường đúng đắn. Tàu lửa có một lợi thế là có sẵn đường ray để đi, trader cũng nên là một chiếc tàu lửa như vậy, và lý thuyết Dow chính là đường ray của mọi trader.
Trong bài viết ngày hôm nay, sẽ chia sẻ 6 nguyên tắc trong lý thuyết Dow. Hy vọng các bạn có thể ứng dụng một cách hợp lý.
Nguyên tắc 1 – Chuyển động của thị trường là tổng hợp của ba xu hướng
Ba xu hướng mà Dow đề cập trong lý thuyết của mình là:
+ xu hướng cơ bản: Kéo dài vài năm, cũng chính là xu hướng lớn của thị trường
+ xu hướng trung cấp: kéo dài 3 tuần đến vài tháng, nằm trong xu hướng cơ bản và sẽ có nhiều xu hướng trung cấp để hình thành nên một xu hướng cơ bản.
+ xu hướng nhỏ: kéo dài khoảng vài giờ cho đến vài ngày. Đây là xu hướng kém bền vững nhất, nó sẽ có độ nhiễu nhiều hơn là hai xu hướng trên và đặc biệt xu hướng này là xu hướng mà các cá mập rất thích vì dễ dàng cho việc thao túng giá. Do đó mà chúng ta đều được dạy rằng việc theo túng giá chỉ xảy ra trong ngắn hạn, còn về dài hạn, giá cả sẽ trở về với giá trị thực của nó.
Nguyên tắc 2 – Xu hướng thị trường luôn có 3 pha
Một xu hướng dù là xu hướng tăng hay xu hướng giảm thì đều được hình thành bởi 3 pha. Nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định rõ ràng từng pha đó để dự đoán hướng đi tiếp theo của xu hướng.
Một xu hướng tăng phải có 3 pha:
+ Tích lũy – phục hồi sự tự tin trong đám đông
+ Phản ứng – đám đông bắt đầu tham gia đông đảo
+ Đầu cơ – đám đông quá tự tin và tham lam lao theo xu hướng.
Một xu hướng giảm phải có 3 pha:
+ Phân phối – đám đông chán nản với thị trường
+ Nghi ngờ – đám đông bắt đầu bán nhiều hơn
+ Hoảng loạn – vừa bán vừa gào thét và chửi rủa.
Bài học: luôn luôn theo dõi tâm lý thị trường để ước lượng xem xu hướng đang ở pha nào. Ví dụ nếu thị trường đang quá khích và đám đông đang kháo nhau mua kịch liệt thì đó là pha cuối cùng của xu hướng tăng, chuẩn bị chuyển sang pha đầu tiên của xu hướng giảm rồi đấy.
Nguyên tắc 3 – Mọi tin tức đều được phản ánh vào thị trường
Bạn đã nghe đến thuyết thị trường hiệu quả chưa? Khái niệm đó có nghĩa là mọi thông tin xảy ra trên thị trường đều sẽ được phản ánh vào giá hết. Do đó chúng ta cũng chẳng cần phải tìm hiểu tin tức gì nhiều, vì có biết đi chăng nữa thì nó cũng đã chạy vào giá hết rồi.
Có chăng việc tìm hiểu tin tức, sự kiện là để tiên đoán và phân tích cho những động thái trong tương lai và nhờ đó chúng ta có gợi ý trong việc mua bán sắp tới. Chứ còn thông tin hiện tại thì không thể sử dụng để trade được nữa.
Bài học: tin tức là thứ đáng đọc, nhưng không nên dựa vào tin tức để trade vì nó đã phản ánh vào giá hết rồi. Thay vì thế, chúng ta nên khai thác tin đó dưới góc nhìn là dữ liệu đầu vào để phân tích cho những tin tức trong tương lai.
Nguyên tắc 5 – Khối lượng giao dịch xác nhận và định hướng cho xu hướng
Đây là một lý thuyết bất di bất dịch. Volume là indicator duy nhất độc lập với giá và thậm chí nó còn dẫn dắt giá, qua đó dẫn dắt luôn cả một xu hướng.
Cụ thể, khi một xu hướng có biểu hiện yếu đi thường sẽ đi kèm với volume thấp. Ngược lại khi volume cao, xu hướng thường rất bền vững vì đã có volume hỗ trợ. Bất kỳ thị trường nào cũng vậy, volume vẫn là một nhân tố không thể thiếu, còn nếu bạn vẫn thấy nó bí ẩn tức là bạn chưa biết cách sử dụng chứ không phải nó không xài được.
Bài học: nhất thiết phải quan tâm đến volume vì volume xác nhận cho giá.
Nguyên tắc 6 – Xu hướng vẫn sẽ tiếp tục nếu không sự đảo chiều sẽ xuất hiện
Dow tin rằng gia di chuyển theo xu hướng. Sự đảo chiều xu hướng rất khó để dự đoán trước một cách chính xác, trừ khi nó xảy ra và những sự khác biệt về độ lớn xu hướng làm cho việc dự đoán xu hướng trở nên phức tạp hơn.
Tuy nhiên, một xu hướng theo cụ Dow là vẫn còn tồn tại cho đến khi có những bằng chứng xác nhận có sự đảo chiều chính thức. Ví dụ một xu hướng tăng chuyển thành xu hướng giảm khi có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước chẳng hạn.
Bài học: đừng cố đoán trước xu hướng rồi hành động ngược xu hướng hiện tại. Cứ nương theo xu hướng cũ, vì dù gì trong một xu hướng bạn cũng chỉ bán đúng ngay đỉnh 1 lần hoặc mua trúng ngay đáy 1 lần.
Trên đây là 6 nguyên lý trong lý thuyết Dow mà các bạn có thể tham khảo nhằm cải thiện tư duy cũng như kỹ năng trong trading. Hy vọng nó hữu ích với mọi người! Lucky trading!
Theo The Blade |TraderViet