FOMO là gì?
FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông.
Fomo dịch nghĩa sang tiếng Việt được hiểu là sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất cơ hội. Những người mắc phải hội chứng Fomo sẽ này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi về việc bản thân mình có thể sẽ bỏ lỡ một điều thú vị gì đó trong cuộc sống, công việc hằng ngày.
Cảm giác này sẽ luôn ám ảnh những người đó. Họ sẽ luôn có ý nghĩ những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không đạt được. Cũng chính vì thế mà họ luôn bị thôi thúc phải hành động, phải làm điều gì đó tại thời điểm mà họ dường như thiếu lý trí nhất, từ đấy sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, gây ra ít nhiều hậu quả đáng tiếc.
Hậu quả khôn lường khi nhà đầu tư mắc phải “bẫy FOMO”
Isaac Newton cũng không tránh khỏi FOMO, đến nỗi ông đã phải thốt lên rằng:
“Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.”
Truyện kể rằng vào năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Company, một trong những cái tên “hot” nhất tại Anh khi đó được cấp phép độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ.
Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea đã tăng rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.
Tuy vậy, chỉ vài tháng sau khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea vẫn tiếp tục tăng khiến nhà bác học không thể kiềm chế thêm được nữa và mau chóng cuốn vào đám đông, mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn nhiều thời điểm chốt lãi.
Không may mắn cho Newton bởi ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu South Sea Bubble lập tức lao dốc giảm mạnh.
Kết quả, ông mất cả vốn lẫn lãi với số tiền khoảng 20.000 bảng Anh, một con số rất lớn vào thời điểm đó. Và kể từ ngày đó ông cấm bất kỳ ai nói từ “South Sea Bubble” trước mặt mình.
FOMO trong thị trường tài chính như thế nào?
Bản chất của hiệu ứng tâm lý này khi chúng ta đầu tư sẽ thể hiện rất rõ, đây là nguyên nhân của tâm lý đám đông bởi không ai muốn lỡ mất cơ hội kiếm tiền cả. Chúng ta tham gia đầu tư, trading thì đều mong muốn kiếm tiền bằng cách nhanh chóng đoán được xu hướng thị trường và đầu tư nhanh nhất có thể bởi chúng ta ai cũng có trong mình cái tâm lý là sợ rằng sẽ mất cơ hội đó. Trong thị trường tài chính thì nỗi sợ này lại càng dễ xảy ra hơn vì chúng ta luôn nhìn thấy giá trên đồ thị, chỉ cần giá hình thành một mẫu hình mình đã được học hoặc là một dạng chỉ bảo nào đó thì lập tức chúng ta sẽ cho rằng đó là một cơ hội tốt để vào lệnh.
Đây chính là căn nguyên của hiệu ứng đám đông, bởi khi số đông đều có suy nghĩ như vậy thì tỷ lệ những người sẽ bỏ tiền vào đầu tư rất cao và đặc biệt con người là sinh vật sống với hiệu ứng bầy đàn nữa cho nên cứ thấy đâu nhiều người chơi là chúng ta sẽ tin theo bởi họ cũng làm vậy nên mình cũng làm vậy…
Tâm lý này sẽ khiến bạn dễ dàng bị đánh lừa.
Tại sao chúng ta dễ dàng bị hiệu ứng tâm lý này chi phối?
- Tâm lý sợ bỏ lỡ: đây là hiệu ứng tâm lý sợ mất đi một cơ hội kiếm tiền ngay trước mắt. Chúng ta thường được dạy từ bé là phải biết chớp cơ hội, phải biết nhanh chân đón đầu cơ hội… tuy nhiên, một khi bạn đã có trong đầu suy nghĩ sợ mất đi cơ hội thì trong thời điểm đó bạn đã cho rằng suy nghĩ đó của bạn là có căn cứ và bạn có xu hướng ra quyết định nhanh hơn. Thường sau khi đã quyết định vào lệnh rồi bạn mới chịu tìm hiểu nguyên nhân và lúc này phần lớn chúng ta sẽ có những sự hụt hẫng và sẽ có thể tự trách bản thân tại sao không bình tĩnh hơn một chút ,… Đương nhiên là ngoài cuộc sống chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều lần không FOMO lại là sai lầm bởi sau đó bạn chứng kiến thị trường đi theo ý mình rất nhanh. Nhưng chung cuộc trong đời trader bạn sẽ không gặp nhiều lần như vậy, nó sẽ là xác xuất mà phần nhiều trong số đó là rủi ro nếu bạn FOMO theo đám đông.
- Tâm lý hùa theo đám đông, không hiểu biết rõ về thứ mà chúng ta đang đầu tư: hãy luôn nhớ rằng tiền là tất cả, khi chúng ta xuống tiền cho một sản phẩm, dự án hay một kênh đầu tư nào đó hãy luôn tính toán đến trường hợp xấu nhất là mất trắng toàn bộ số tiền. Bất kể thị trường nào hay một dạng đầu tư nào cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro mà bạn cần phải sáng suốt để lựa chọn. Vì vậy cách tốt nhất để giảm thiểu FOMO trường hợp này không còn cách nào khác ngoài chịu khó học hỏi và nghiên cứu thôi.
- Quá kỳ vọng vào thị trường: hiệu ứng này cũng là một dạng tâm lý FOMO, đặc biệt là khi bạn đã vào lệnh và giá đang đi theo xu hướng của bạn mong muốn. Lúc này bạn sẽ đứng trước sự lo ngại lợi nhuận của mình sẽ mất đi và thôi thúc bạn chốt lệnh dù lãi ít. Nhưng nếu chốt xong giá tiếp tục tăng thì bạn tiếp tục FOMO vào vì tiếc đã bán mất rồi… Quá kỳ vọng vào thị trường chính là bạn đang rơi vào trạng thái ảo tưởng và tham. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có những quyết định mang tính cảm xúc nhiều hơn.
- Bạn quá tự tin hoặc quá tự ti cũng là một rào cản: Khi bạn quá tự tin bạn sẽ dễ dàng bỏ ngoài tai các khuyến nghị hoặc thậm chí là tin tức và đồ thị đi ngược lại nhưng vẫn mang tâm lý bảo thủ đó. Khi bạn quá tự ti lại khác, lúc này bạn không tự tin vào bản thân và dễ dàng bị chi phối bởi ngoại cảnh và những người khác, và điều này càng tai hại hơn khi bạn sẽ dễ dàng FOMO theo họ.
Cách vượt qua tâm lý FOMO trong trading:
Thật sự những lý thuyết bạn đọc được trên mạng sẽ là phải KIỆN ĐỊNH, PHẢI HIỂU THỊ TRƯỜNG, PHẢI BIẾT CẮT LỖ ĐÚNG LÚC, PHẢI TẬP TRUNG VÀ KIỂM SOÁT LÒNG THAM …
Vô vàn các lời khuyên sáo rỗng đúng không nào. Hồi mới vào thị trường tôi cũng đọc đầy ra trên mạng, nhưng thật sự là không thể làm theo được. Lý do vì sao ư:
Bạn là duy nhất, trên đời này làm gì có thằng nào có suy nghĩ giống bạn hoàn toàn như bản sao được đúng không. Do đó, khi các sự việc diễn ra hàng ngày trong cùng 1 sự việc và thời điểm như nhau mỗi người sẽ có cách hành xử khác nhau. Vậy nên các lời khuyên trên là đúng nhưng nó là phần bên ngoài, tức là các giải pháp mang tính văn vở. Bạn muốn làm được không còn cách nào khác là phải in the money. Bạn phải bỏ tiền vào chơi, bạn phải trải qua hết các cung bậc cảm xúc thì bạn mới hiểu được mình thuộc tip người nào.
Nếu bạn là mẫu người quyết đoán và có tiền thì đó là lợi thế rất lớn, khả năng bạn thành công cực cao.
Nhưng nếu bạn không có nguồn thu nhập tốt và tâm lý chấp nhận không cao, quá thận trọng, quá cầu toàn chẳng hạn thì đó lại là rào cản ngăn bạn thành công với con đường trading.
Vậy nên, chỉ có khi bạn thật sự in the money với thị trường bạn mới tìm ra được con đường tốt nhất và phù hợp với mình. Mỗi người trong chúng ta sinh ra đều sẽ đảm nhận một công việc phù hợp, do đó bạn hãy đi trên con đường hành trình của bạn thân để khám phá và xác định mục tiêu của mình.
Trading không dành cho tất cả mọi người. Tôi vẫn thường hay khuyên những anh em, khách hàng của mình rằng nếu dám chơi thì dám chấp nhận, khi đã thua hết một số vốn nhất định là giới hạn thì buộc phải dừng và làm công việc khác. Đừng cố đấm ăn xôi, nguy hiểm lắm anh em nhé, có thể bạn có học cả đời, kiến thức uyên thâm đến mức nào đi nữa cũng chưa chắc đã thành công với con đường trading. Nó phài là sự phù hợp và hội tụ đủ các yếu tố, ví dụ bạn có rất nhiều tiền và trade thua không ảnh hưởng gì cả thì bạn sẽ rất thoải mái mà đôi khi lúc đó bạn lại trade thắng…
Chúc anh em tìm ra được con đường kiểm soát được tâm lý và FOMO của bạn thân.
Ngọc Hải Pearlie